1. Tiêm nội nhãn là gì? Tiêm nội nhãn là kỹ thuật tiêm thuốc xuyên qua củng mạc (tròng trắng) để đưa thuốc vào dịch kính (dịch đặc trong mắt). Từ dịch kính, thuốc sẽ thấm vào võng mạc và các cấu trúc khác của mắt để điều trị một số tình trạng bệnh lý.
|
Hình ảnh minh họa |
2. Chỉ định tiêm nội nhãn khi nào (Đối tượng chỉ định & chống chỉ định)?
* Tiên nội nhãn được chỉ định đối với các bệnh nhân mắc các bệnh lý sau:
- Bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh, tân mạch võng mạc và hoàng điểm, phù hoàng điểm do đái tháo đường, phù hoàng điểm do tắc mạch võng mạc, Glôcôm tân mạch, Polip hắc mạc, thoái hóa điểm vàng do tuổi tác hoặc thoái hóa điểm vàng do cận thị, tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc, người mắc các bệnh lý viêm bán phần trước, viêm nội nhãn, viêm hắc võng mạc do virus, viêm màng bồ đào sau kéo dài, một số bệnh lý đặc biệt khác theo chỉ định của bác sỹ.
* Đối tượng chống chỉ định: Người có tiền sử tắc mạch, đột quỵ, tăng huyết áp, Bệnh nhân đang bị nhiễm trùng cấp tính ở mắt (trừ trường hợp tiêm khám sinh để điều trị viêm nội nhãn), Người bệnh có tiền sử dị ứng với các thành phần của thuốc, Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Ngoài ra, tùy thuộc vào loại thuốc tiêm nội nhãn mà sẽ có chống chỉ định riêng
- Thuốc chống viêm: chống chỉ định với bệnh nhân glôcôm nhãn áp chưa điều chỉnh
- Thuốc chống tăng sinh tân mạch: chống chỉ định với bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch
Tại Bệnh viện Mắt Hà Tĩnh, các bác sỹ sẽ tiến hành kỹ thuật tiêm nội nhãn gồm các bước cơ bản sau:
- Bước 1: Bệnh nhân nằm thẳng và giữ nguyên vị trí trong khi tiêm. Trường hợp cần người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc an thần trước khi tiêm.
- Bước 2: Bệnh nhân được gây tê bằng thuốc nhỏ mắt, sát khuẩn bằng dung dịch sát khuẩn và nhỏ thuốc kháng sinh.
- Bước 3: Bác sĩ sử dụng loại kim nhỏ tiêm qua củng mạc (tròng trắng) rồi từ từ bơm thuốc vào dịch kính (ở trung tâm của mắt).
4. Tiêm nội nhãn có đau không, để lại biến chứng gì không?
Hiểu được tâm lý người bệnh luôn lo lắng đặt câu hỏi là tiêm nội nhãn có đau không, để lại biến chứng gì không? Các bác sỹ Bệnh viện Mắt trả lời thắc mắc cùng người bệnh như sau:
Khi tiêm nội nhãn, người bệnh có thể cảm thấy đau nhẹ và khó chịu, tuy nhiên đây chỉ là triệu chứng tạm thời và ảnh hưởng của gây tê trước đó, bệnh nhân chỉ cảm thấy đau nhẹ hoặc có thể không cảm thấy đau. Ngoài đau nhẹ, bệnh nhân có thể gặp một trong những biến chứng sau nhưng tỷ lệ thường thấp và là triệu chứng tạm thời: Chảy máu ít, mắt đỏ nhẹ, tuy nhiên triệu chứng này có thể tự khỏi sau khoảng 5 ngày; Chảy máu nhiều, bong võng mạc, đục thủy tinh thể (Đây là biến chứng rất hiếm gặp khi tiêm nội nhãn nhưng có thể làm mất thị giác do xuất huyết trong dịch kính. Đối với trường hợp này, bệnh nhân cần phải phẫu thuật để có thể phục hồi thị giác); Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn gây viêm mắt, lúc này bác sĩ sẽ dùng thuốc kháng viêm để điều trị; Tăng nhãn áp, viêm nội nhãn.
Tiêm nội nhãn là kỹ thuật được chỉ định để điều trị bệnh hoàng điểm và các bệnh lý ở đáy mắt khác.
Hiện nay, Bệnh viện Mắt Hà Tĩnh là bệnh viện chuyên khoa hàng đầu tuyến tỉnh, là địa chỉ thăm khám, điều trị và phòng ngừa các bệnh lý về mắt. Kỹ thuật tiêm nội nhãn là một trong những kỹ thuật cao được thực hiện tại đây. Đối với bệnh nhân đã đăng ký thăm khám định kỳ 01 lần/tháng sẽ được nhân viên Tổ Chăm sóc khách hàng gọi điện để chăm sóc và nhắc lịch hẹn.
Bác sỹ tư vấn trực tuyến cùng khán giả
Khi thực hiện quy trình thăm khám tại bệnh viện, bệnh nhân sẽ được đón tiếp chu đáo và sử dụng cơ sở vật chất, hệ thống máy móc hiện đại, các bác sĩ giỏi được đào tạo bài bản chỉ dẫn, tư vấn.
Hằng Nga
Tổ Truyền thông - Chăm sóc khách hàng