BỆNH GLOCOM (THIÊN ĐẦU THỐNG)
Glocom – Thủ phạm gây mù không thể phục hồi 😢
👉👉Những người có nguy cơ cao mắc bệnh Glocom:
- Những người trên 35 tuổi. Tuổi càng cao, khả năng bị Glôcôm càng lớn.
- Những người ruột thịt của bệnh nhân Glocom.
- Người có tiền sử dùng steroid kéo dài (tra mắt hoặc toàn thân).
- Những bệnh nhân có bệnh toàn thân như: đái tháo đường, cao huyết áp…
- Những người có nhãn cầu nhỏ như bị viễn thị nặng, giác mạc nhỏ, tiền phòng nông hoặc những người dễ xúc cảm, hay lo âu là cơ địa thuận lợi để xuất hiện cơn Glocom.
👉👉Dấu hiệu nhận biết bệnh Glocom :
- Đột ngột mất thị giác 1 bên mắt
- Đột ngột nhìn mờ
- Sợ ánh sáng, sợ tiếng động hoặc thấy những điểm đen
- Thấy hào quang hoặc cầu vồng xung quanh ánh sáng
- Bị đau đầu hoặc nhức mắt nặng
- Nôn mửa hoặc buồn nôn
👉👉Cách phòng ngừa bệnh Glocom :
- Kiểm tra mắt và đo nhãn áp định kỳ
- Kiểm soát các loại bệnh của bạn nếu có như: tiểu đường, huyết áp cao, huyết áp thấp, cholesterol và bệnh tim
- Không nên dùng các loại thuốc thảo dược được quảng cáo để chữa trị tăng nhãn áp.
– Hạn chế stress và nên giải tỏa căng thẳng.
– Tập thể dục hằng ngày.
– Hạn chế dùng các chất chứa cafein.
– Tăng cường ăn các loại trái cây, hoa quả.
– Đeo vật bảo vệ mắt trong khi làm việc và chơi thể thao hằng ngày để tránh những tổn thương cho nơi mắt.
==> Bệnh glocom không thể chữa khỏi được và cũng có rất nhiều người mắc bệnh, tuy nhiên không phải 100% các trường hợp đều bị giảm thị lực nặng hay mù. Do vậy, thay vì lo lắng, điều mà người bệnh cần tập trung là đi khám, tuân thủ chỉ định của bác sĩ và có chế độ chăm sóc mắt tốt để bảo vệ tốt nhất thị lực của mình.