Đái tháo đường là bệnh mạn tính có mức độ ảnh hưởng gần như toàn diện đến sức khỏe người bệnh, trong đó, ảnh hưởng đến thị lực là điều khó tránh khỏi. Trong tất cả các bệnh về mắt do tiểu đường thì bệnh võng mạc là biến chứng nguy hiểm nhất.
Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến mắt như thế nào?
Võng mạc là một lớp tế bào nằm sâu ở đáy mắt, giữ vai trò cảm nhận ánh sáng và chuyển chúng thành các tín hiệu thần kinh gửi lên não để phân tích, giúp bạn nhận biết chính xác hình ảnh.
Ai có nguy cơ mắc bệnh võng mạc tiểu đường?
Bất cứ ai mắc bệnh tiểu đường loại 1 hoặc loại 2 đều có nguy cơ phát triển bệnh võng mạc. Tuy nhiên, bạn sẽ có nguy cơ cao hơn nếu như có một hoặc nhiều các yếu tố nguy cơ dưới đây:
- Mắc tiểu đường trong thời gian dài
- Đường huyết không được kiểm soát
- Tăng huyết áp
- Cholesterol máu cao
- Đang mang thai
ằng cách kiểm soát tốt đường huyết, huyết áp và cholesterol, người bệnh sẽ giảm được nguy cơ phát triển bệnh võng mạc tiểu đường, ngăn ngừa tình trạng giảm thị lực.
Triệu trứng của bệnh võng mạc tiểu đường
Người bệnh cần đến gặp bác sỹ ngay nếu đang chung sống với căn bệnh tiểu đường mà bỗng nhiên thấy xuất hiện các dấu hiệu như:
- Thị lực giảm dần hoặc mất đột ngột
- Hiện tượng “ruồi bay”, tức là thấy xuất hiện các dấu chấm, hình tròn màu xám hoặc đen trong tầm nhìn
- Hình ảnh nhìn thấy có vết mờ hoặc loang lổ
- Đau mắt hoặc mắt đỏ lên
Những triệu chứng này có thể không phải do bệnh võng mạc tiểu đường, nhưng để đảm bảo sức khỏe, tốt nhất bạn nên đi khám để được kiểm tra cẩn thận.
Khám sàng lọc mắt cho người bệnh tiểu đường
Người bệnh tiểu đường từ 12 tuổi trở nên cần được khám sàng lọc mắt mỗi năm một lần. Có rất nhiều lợi ích khi tiến hành cuộc kiểm tra mắt này như: giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh võng mạc tiểu đường trước khi bệnh làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực.
Các xét nghiệm kiểm tra mắt bao gồm chụp đáy mắt, soi đáy mắt… để phát hiện các mạch máu bất thường. Tùy thuộc vào kết quả thăm khám, người bệnh có thể cần phải tiến hành kiểm tra mắt thường xuyên hơn hoặc quay trở lại tái khám sau một năm.
Người bệnh tiểu đường từ 12 tuổi trở lên cần khám sàng lọc mắt 1 lần/năm
Người bệnh tiểu đường từ 12 tuổi trở lên cần khám sàng lọc mắt 1 lần/năm
Điều trị bệnh võng mạc đái tháo đường
Mục đích điều trị là ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn, làm giảm nguy cơ giảm thị lực trong giai đoạn đầu. Như vậy, điều căn bản nhất đó là người bệnh cần lưu tâm kiểm soát tốt đường huyết qua chế độ ăn, tập luyện và dùng thuốc.
Trong trường hợp bệnh võng mạc do tiểu đường đã ở giai đoạn tăng sinh, các phương pháp điều trị thường được áp dụng như:
Điều trị bằng laser: sử dụng tia laser chiếu vào khu vực võng mạc bị tổn thương. Người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như tầm nhìn mờ, tăng nhạy cảm với ánh sáng, đau hoặc khó chịu nhưng chúng sẽ biến mất sau một vài giờ.
Sử dụng thuốc tiêm.
Phẫu thuật loại bỏ dịch kính : Phương pháp này sẽ hút bỏ toàn bộ phần dịch kính của mắt và thay thế chúng bằng dung dịch có tác dụng tương tự. Sau mổ người bệnh sẽ cần một thời gian để nghỉ ngơi, phẫu thuật cũng có thể làm tăng nguy cơ bị đục thủy tinh thể, xuất huyết mắt, bong võng mạc, nhiễm trùng…
Các giải pháp làm giảm nguy cơ mắc bệnh võng mạc do tiểu đường
Người bệnh có thể giảm nguy cơ bệnh võng mạc do tiểu đường, cũng như làm chậm quá trình tiến triển của bệnh bằng cách:
- Ăn uống lành mạnh, cần hạn chế muối, chất béo và đường
- Dùng thuốc đúng quy định
- Khám sàng lọc mắt thường xuyên, ít nhất 1 năm/lần
- Giảm cân nếu bạn đang thừa cân, chỉ số khối của cơ thể BMI – (chiều cao/cân nặng) bình phương – nên từ 18.5 đến 24.9
- Bỏ thuốc lá, bởi khói thuốc lá làm cho huyết áp và đường huyết dễ mất kiểm soát. Trong khói thuốc cũng có nhiều loại độc tố tổn thương thần kinh, đặc biệt là mắt, thận và tim mạch.
- Tập thể dục thường xuyên, nên tập khoảng 150 phút mỗi tuần bằng các bài tập ở mức độ vừa phải như đi bộ, đi xe đạp…
- Hạn chế sử dụng rượu bia và chất kích thích.
Tất cả bệnh nhân bị đái tháo đường, nên đến bệnh viện chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời.
Dịch vụ tư vấn : 0912663632